BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hàng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo tổng thể công tác BVMT tại cơ sở, nộp đến cơ quan quản lý. báo cáo tổng hợp các nội dung của các báo cáo định kỳ bao gồm:
• Báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục
• Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
• Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
• Quản lý chất thải nguy hại
• Quản lý phế liệu nhập khẩu
II. Biểu mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường
a. Đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI – Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
b. Đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI. Đối tượng được miễn ĐKMT theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
c. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VI.
(Theo Khoản 1 Điều 66 của Thông tư 02/2022
Phụ lục VI của Thông tư 02/2022)
III. Đối tượng thực hiện
Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải, chất thải, khí thải.
IV. Tần suất thực hiện báo cáo môi trường
Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường đinh kỳ 1 năm/lần
V. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường
• Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
• Bối cảnh chung kinh tế – xã hội và các tác động đến môi trường;
• Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
• Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
• Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
• Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
• Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
• Đánh giá chung;
• Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
(Theo Khoản 2 Điều 118 của Luật BVMT 72/2020/QH14)
VI. Thời gian thực hiện
Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Nộp trước ngày 05/01 của năm tiếp theo
VII. Nơi nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau:
• Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định phải có GPMT) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định phải ĐKMT);
• Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
• Ủy ban nhân dân cấp huyện;
• Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại Điểm m Khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ Môi trường
(Theo Khoản 5 Điều 66 của Thông tư 02/2022)
VIII. Giấy tờ cần chuẩn bị
1. Giấy chứng nhận đăng ký (CNĐK) doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư (CNĐT)
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê nhà xưởng, …
3. Quyết định phê duyệt ĐTM/ Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT/ Đề án đơn giản/ Đề án chi tiết, …
4. Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có)
5. Hợp đồng thu gom CTRSH – Biên bản giao nhận CTRSH (nếu có)
6. Hợp đồng thu gom, xử lý CTR công nghiệp thông thường (bao gồm bùn thải) – Biên bản giao nhận (nếu có)
7. Hợp đồng thu gom, xử lý CTNH – Chứng từ CTNH (nếu có)
8. Hóa đơn điện, nước, phí xử lý môi trường
9. Giấy phép xả thải vào nguồn nước; Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (nếu có)
10. Kết quả quan trắc môi trường các đợt trong năm
11. Giấy phép của đơn vị vận chuyển + xử lý (chất thải sinh họat, nguy hại, công nghiệp)
12. Giấy ủy quyền bản gốc hoặc có chứng thực (nếu người ký hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật theo giấy CNĐK hoặc CNĐT
13. Biên bản đấu nối + Hợp đồng xử lý nước thải (trường hợp doanh nghiệp trong KCN)
Email: Admin@moitruongdongphat.com
Địa chỉ: 220/118 Đường số 10, phường 9, quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh.
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG ĐỒNG PHÁT
“ĐỒNG HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÙNG DOANH NGHIỆP”