Mô tả
Việt Nam có đầy tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã đóng góp một phần không nhỏ trong kinh tế của cả nước. Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế thì ngành công nghiệp này cũng phát sinh những vấn đề môi trường gây bức xúc cần phải giải quyết, trong đó ô nhiễm do nước thải chính là mối quan tâm hàng đầu. Vậy các nhà máy cần phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản như thế nào để mang lại hiệu quả cao, đảm bảo tính ổn định và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Tổng quan về nước thải chế biến thủy sản
Nguồn gốc, tính chất nước thải chế biến thủy sản
Nước thải tại các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản có từ 2 nguồn chính:
- Nước thải sản xuất: từ quá trình rửa, chế biến nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
- Nước thải sinh hoạt: từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa, ăn uống của công nhân viên.
Nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú, từ các loại thủy sản đánh bắt đến thủy sản nuôi trồng. Công nghệ chế biến cũng đa dạng tùy theo mặt hàng sản xuất và đặc tính sản phẩm của doanh nghiệp như: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, chế biến nước mắm, chế biến thức ăn cho động vật từ thủy sản,…
Do sự đa dạng nêu trên mà nước thải chế biến thủy sản cũng có thành phần tương đối phức tạp gồm:
- Các mảnh vụn thịt, ruột, máu của thủy sản. Đây là các chất hữu cơ rất dễ phân hủy, gây mùi hôi thối khó chịu;
- Dầu mỡ động vật;
- Các vi sinh vật gây bệnh;
- Các chất dinh dưỡng N, P;
- Ngoài ra còn có một lượng dư chlorine từ các công đoạn vệ sinh, khử trùng.
Bình luận