Mô tả
Các ngành công nghiệp ở Việt Nam ngày càng phát triển, điển hình là ngành sản xuất công nghiệp sơn phát triển ngày một nhiều và cho ra mắt nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu thi trường có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh lợi ích kinh tế mà nền công nghiệp sản xuất này mang lại thì vấn đề xử lý nước thải sản xuất công nghiệp sơn còn chưa được quan tâm lắm thỉnh thoảng vẫn có những sự cố môi trường xảy ra do quá trình xử lý sản xuất chưa được chú trọng. Vì thế nên các chủ doanh nghiệp nên trang bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn là điều vô cùng quan trọng.
Nước thải sản xuất sơn là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất sơn. Trong nước thải này thường chứa các chất tạo màng, bột màu, dung môi, các phụ gia biến tính và hóa dẻo có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học cao, màu sắc, mùi vị đặc trưng và có độ độc cao. Do những đặc tính trên nếu không xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân các khu vực lân cận. Đó là lý do tại sao chúng ta cần xử lý nước thải sản xuất sơn.
Ở Việt Nam, cha ông ta từ gần 400 năm trước đã biết dùng sơn ta từ cây sơn mọc tự nhiên chế biến thành sơn trang trí và bảo vệ cho chất lượng gỗ của các pho tượng thờ, các tấm hoành phi câu đối, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như không thay đổi sau hàng trăm năm sử dụng. Đến năm 1913 – 1914 ở Việt Nam mới xuất hiện một xưởng sơn dầu ở Hải Phòng do người Pháp mở mang nhãn hiệu TESTUDO tiếp sau đó vài năm hãng sơn Việt Nam đầu tiên “Công ty sơn Nguyễn Sơn Hà” được thành lập và tiếp theo có các hãng sơn ở Hà Nội là Thăng Long, Gecko.
Sản xuất sơn và chất phủ tại Việt Nam năm 2011 đạt sản lượng 345 triệu lít với giá trị 994 triệu đô la Mỹ, cơ cấu phân loại theo các lĩnh vực sử dụng như sau :
- Sơn trang trí
- Sơn tầu biển và bảo vệ
- Sơn gỗ
- Sơn tấm lợp
- Sơn bột
- Các loại sơn khác (sơn xe hơi, gắn máy, kẻ đường, sơn sàn …)
Bình luận